Móng cừ tràm Là biện pháp dân gian, đặc thù của các tỉnh miền Nam, nhất là đồng bằng sông Cửu Long, để gia cố đất nền tăng mức chịu nén, giảm độ lún của đất, móng khi đặt tải trọng (công trình) lên trên vùng đất đó. Tùy theo chiều dày của đất yếu (thường ở phía trên, sát mặt đất) mà phuơng án cừ tràm phát huy được hiệu quả tác dụng chịu lực và tính kinh tế nhiều hay ít. Tốt nhất là đóng (hay ép hàng loạt) để mũi Cừ Tràm chống được vào tầng đất chịu lực tốt nào đó ở dưới sâu. Cừ tràm thường bán hàng loạt dài không quá 5 m, độ sâu đặt móng nhà (không có tầng hầm) thường không quá 2m nên chỉ khi đất yếu dày không quá 6 ( 6,5m, phuơng án gia cố cừ tràm mới đạt hiệu quả cao và khi đó, không chỉ 3 tấm, mà 5 hay 7 tấm móng đóng Cừ Tràm vẫn đủ khả năng chịu lực.
Cũng có rất nhiều vùng trong Thành phố, cừ tràm chỉ đóng xuống từ 1 - 2 mét là không thể đóng hay ép tiếp được, lúc này tầng đất yếu mỏng, tầng đất tốt khá dày, chắc và nhu thế, nhiều khi 1 cây cừ tràm phải chặt đôi để đóng hay ép xuống. Trong những trường hợp nhu thế, phuơng án móng chắn sẽ rẻ hơn. Vì lý do đó, khi mua nền hay xây nhà trên vùng đất xấu, nhu đã trình bày, khi số tầng nhiều (3-5 tầng hay hơn nữa), kinh phí dành cho móng, khi đầu tu xây dựng sẽ cao hơn những nhà ở những khu vực khác. Ðiều này cần phải cân nhắc bằng một bài toán kinh tế nhỏ, trước khi quyết định đầu tu và quy mô sẽ đầu tư.
Thi công đóng cọc cừ tràm